Cách quản lý và tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm
Kiềm là một yếu tố cần quan tâm và quản lý tốt trong quá trình nuôi tôm. Nên để độ kiềm trong ao nuôi tôm ở mức cân bằng và có biện pháp tăng giảm độ kiềm hợp lý khi đo độ kiềm vượt ngưỡng phát triển tốt cho tôm.
Độ kiềm có ảnh hưởng gì đến ao nuôi tôm
Độ kiềm khác với pH nhưng lại có mối liên quan chặt chẽ đến độ pH trong hồ nuôi tôm. Độ kiềm cho biết nước có thể hấp thụ bao nhiêu axit mà không làm thay đổi pH nên còn gọi là khả năng đệm của nước. Nước có độ kiềm thấp có khả năng đệm thấp hơn và thay đổi pH trong nước khá nhanh khi thêm axit vào. Ngược lại, nước có độ kiềm cao có khả năng đệm cao hơn và ít bị ảnh hưởng hơn khi thêm axit.
Như vậy có thể nói độ kiềm là thông số rất quan trọng trong nuôi tôm vì liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH trong nước và hoạt động lột xác của tôm. (Để hiểu thêm về tầm quan trong của pH trong nuôi tôm, xem thêm trong bài pH trong ao nuôi tôm). Độ kiềm càng lớn thì pH trong nước càng ổn định. Độ kiềm thấp thường gây ảnh hưởng đến khả năng lột xác (tôm bị mềm vỏ, chậm lớn) và tỷ lệ sống của tôm nuôi. Các ao nuôi có độ kiềm quá thấp dưới 20 mg CACO3/l thường rất khó để gây màu nước.
Tuy nhiên, độ kiềm trong nước nên được giữ ở mức cân bằng và tránh quá cao vì khi độ kiềm cao > 200 ppm cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lột xác của tôm.
Cách đo độ kiềm trong ao nuôi tôm
Để kiểm soát độ kiềm trong ao nuôi tôm, việc tiến hành kiểm tra định kì là vô cùng cần thiết. Thông thường, người ta thường tiến hành đo ít nhất 1 lần/ngày. Vậy đo độ kiểm trong ao nuôi bằng cách nào? Bà con có thể thử một trong hai cách phổ biến sau đây:
- Sử dụng máy đo độ kiềm: Các loại máy đo độ kiềm trong nước hiện nay được bán khá phổ biến với thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng cầm nắm để tiện mang ra ao nuôi. Một bộ máy độ kiềm thông thường sẽ bao gồm máy đo độ kiềm, thuốc thử, 2 ống nghiệm có nắp, hướng dẫn sử dụng, pin. Nên lựa chọn loại máy được sản xuất bởi các đơn vị uy tín và tại các nguồn bán chính hãng.
- Sử dụng bộ test kit: Với ưu điểm đơn giản, dễ sử dụng, giá rẻ nên đây là cách đo độ kiềm được rất nhiều người áp dụng. Bộ test kit gồm thuốc thử, ống nghiệm chia vạch, tờ hướng dẫn sử dụng. Nên chọn mua loại test kit uy tín và thực hiện đúng quy trình hướng dẫn được bán kèm theo bộ test kit để có được kết quả chính xác.
Cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm
Để tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm, bà con có thể tham khảo một số cách sau:
- Loại bỏ các loại ốc đinh, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh cho ao nuôi bằng các loại thuốc đặc trị. Cần loại bỏ các loại này vì khi phát triển nhiều, chúng ăn tảo và tiêu thụ 1 lượng lớn Carbonate (CO32-) từ đó sẽ làm giảm độ kiềm của nước ao.
- Khi rong, tảo trong ao quá nhiều thì nên sử dụng vi sinh để cắt tảo, ổn định màu nước. Tuy nhiên cần lưu ý là sau khi diệt tảo nên xử lý đáy ao và hấp thu khí độc do xác rong tảo chết phân huỷ.
- Thay nước từ 5 – 10%/ngày bằng nước có độ kiềm từ trung bình đến cao.
- Đánh vôi Dolomite, vôi tôi sẽ giúp tăng kiềm, các loại vôi này khi bón vào ao bổ sung hydroxide (OH–), carbonate (CO32-) và bicarbonate (HCO3–). Các chất chủ yếu tạo ra độ kiềm của nước
- Sử dụng các chế phẩm sinh học giúp tăng kiềm trong ao như khoáng cho tôm AP CALPHOS, vi sinh cho tôm. Nên lựa chọn những loại thuốc uy tín và an toàn cho tôm.
Cách giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm
Để giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm, bà con có thể thử một số cách sau:
- Để giảm độ kiềm cần thay nước 3 lần/ tuần khoảng 20 – 30% lượng nước trong ao nuôi.
- Sử dụng canxi cabonat để làm giảm độ kiềm. Sử dụng phương pháp này có thể làm giảm pH trong quá trình quang hợp vì khi nồng độ của ion canxi tăng lên, các chất cacbonat và photpho được kết tủa.
- Tăng cường sử dụng vi sinh để ổn định tảo.
- Sử dụng EDTA : 2 – 3 ppm
Ổn định độ kiềm trong ao nuôi tôm bằng cách nào
Có thể thấy, độ kiềm trong ao nuôi tôm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà cơ bản là các yếu tố sau:
- Bản chất nước
- Điều kiện hồ nuôi tôm
- Mật độ tảo trong ao nuôi: quá trình quang hợp của tảo trong ao sẽ khiến cho độ kiềm trong ao tăng nhanh.
- Các loại ốc đinh, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh.
Khi đã biết được những nguyên nhân cơ bản gây ra sự biến đổi độ kiềm trong ao nuôi, chúng ta có thể quản lý tốt và ổn định độ kiềm trong ao nuôi bằng các biện pháp phù hợp.
- Xây dựng hồ nuôi tôm đạt chất lượng
- Xử lý nước kĩ càng trước khi thả tôm
- Tiến hành thay nước định kì cho ao nuôi tôm
- Kiểm soát lượng rong, tảo có trong ao
- Sử dụng các loại vi sinh để cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi.
Tham khảo thêm các thông tin về nuôi tôm tại:
Thế giới Tôm
- Website: thegioitom.com
- Facebook:
- Số điện thoại: 0971 890 120