
Khí độc NH3 trong ao nuôi tôm do đâu – Cách xử lý NH3 trong nước
NH3 là là một loại khí độc thường xuất hiện trong ao nuôi tôm và cần phải có biện pháp xử lý để đảm bảo cho sự phát triển của tôm. Để khắc phục triệt để tình trạng dư thừa NH3 trong ao, chung ta cần hiểu rõ khí NH3 được phát sinh do đâu.
Khí độc NH3 là gì?
Nitơ là một nhân tố quan trọng cho sự sống và tồn tại trong hầu hết các môi trường. Tuy nhiên, có một hợp chất của Nito (N) và Hydro (H) là amoniac tồn tại dưới dạng NH3 được xem như khí độc và cần phải kiếm soát tốt trong các môi trường sống của động thực vật.

Cấu tạo của khí độc NH3
Khí NH3 là một chất khí độc, không màu, có mùi khai, tan nhiều trong nước do hình thành liên kết hydro với phân tử nước. NH3 có độ phân cực lớn do phân tử NH3 là chất dễ hóa lỏng.
Trên thực tế, tất cả các ao nuôi tôm đều tồn tại khí NH3 và chúng chỉ thực sự gây hại cho tôm khi ở nồng độ cao. Vì vậy việc kiểm tra định kỳ nồng độ NH3 trong các ao nuôi tôm là vô cùng cần thiết.
Khí NH3 ảnh hưởng đến tôm như thế nào?
Khí NH3 ở nồng độ cao có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, trao đổi chất, miễn dịch, điều hòa thẩm thấu, hấp thụ chất dinh dưỡng, bài tiết, lột xác và quá trình tăng trưởng của tôm. Thậm chí, NH3 còn có thể làm hỏng gan, tụy và niêm mạc ruột tôm.
Các hiện tượng thường quan sát được khi tôm bị ngộ độc khí NH3: tôm kém ăn, tôm nhảy lên mặt nước, tấp mé, nổi đầu, gan tôm bị viêm, có các biểu hiện đường ruột kém, lột vỏ nhiều nhưng không cứng vỏ, ọp thân, đục cơ, tôm chết rải rác…
Nồng độ NH3 trong ao nuôi tôm bao nhiêu thì gây hại
Như đã chia sẻ ở trên, NH3 sẽ gây hại cho tôm khi có nồng độ cao ở trong nước. Để xác định mức nguy hại cho tôm, chúng ta chia ra làm 3 mức:
- Nồng độ NH4+ < 1mg/l, pH ngưỡng 7 – 7,5: Đây là ngưỡng an toàn cho tôm. Nếu nồng độ NH4+ cao hơn một chút, từ 1-1,5 mg/l mà tôm vẫn ăn và hoạt động bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Còn nếu nồng độ NH4+ đã ở mức 5-10mg/l thì nên lưu ý vì đã đến ngưỡng có thể gây hại cho tôm.
- Nồng độ NH4+ > 0,5 mg/l, pH ngưỡng 7,8 – 8: Ở ngưỡng này thì NH3 bắt đầu gây hại cho tôm. Nồng độ càng cao thì càng nguy hại.
- Nồng độ NH4+ từ 0,5 mg/l, pH ngưỡng 8,5 – 9: Trường hợp này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng và gây rớt đáy, nặng hơn có thể gây chết tôm hàng loạt.
NH3 trong ao nuôi tôm hình thành do đâu

NH3 trong ao nuôi tôm được hình thành do nhiều nguyên nhân
NH3 (Amoniac) được tích lũy trong quá trình nuôi, chủ yếu phát sinh từ thức ăn dư thừa và chất thải của tôm trong ao nuôi. Hằng ngày, tôm ăn và thải ra rất nhiều chất thải cùng với các yếu tố môi trường khác tạo thành khí độc. Amonia tồn tại một trong hai dạng là NH3 (Amoniac) hoặc các ion amoni (NH4+) nó sẽ chuyển hóa thành các chất khác tùy thuộc vào giá trị pH trong ao.
Ngoài ra, NH3 trong ao nuôi tôm cũng do một số nguyên nhân khác gây nên:
- Do nền đáy ao ô nhiễm đối với các ao đất không cải tạo tốt
- Nền bạt bị thủng, rách, chất lượng hạ tầng thấp, không cải tạo tốt sau nhiều vụ sử dụng
- Xác tảo tàn, xác tôm chết phân hủy sinh ra khí độc
- Từ nguồn nước cấp vào
- Do biến động thời tiết…
NH3 trong nước có quan hệ gì với độ pH
Ammonia trong nước tồn tại ở một trong hai dạng là amoniac (NH3) hoặc các ion amoni (NH4+). NH3 có tính độc hại, và tỷ lệ tương đối cho sự tồn tại của 2 dạng này chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi độ pH. Khi pH nhỏ hơn 8,0; hàm lượng NH3 thấp hơn 10%. Tỷ lệ này tăng lên đáng kể khi tăng độ pH.
Độ pH dao động theo quá trình hoạt động của các vi sinh vật, quang hợp sẽ làm tăng pH và hô hấp sẽ làm giảm pH. Thông qua máy đo độ PH của nước thì NH3 tăng lên vào thời điểm chiều tối và giảm mạnh nhường cho (NH4+) vào khoảng sáng sớm.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng rõ, khi nước ấm nồng độ NH3 hiện diện nhiều hơn trong nước lạnh khi ở độ PH cụ thể.
Cách xử lý NH3 trong ao nuôi tôm

Cách xử lý NH3 trong ao nuôi tôm
Hiện nay, có 3 cách phổ biến để xử lý NH3 trong ao nuôi tôm gồm:
Xử lý NH3 trong ao nuôi tôm bằng biện pháp cơ học
Một trong những nguyên nhân gây ra tăng độ NH3 trong ao nuôi tôm đó là do chất lượng ao nuôi không đảm bảo, thức ăn thưa, chất thải của tôm tồn động quá nhiều. Vì vậy có thể khắc phục tình trạng này bằng cách:
- Xi phông đáy ao để lấy chất thải ra khỏi ao
- Thay nước thường xuyên để làm loãng nồng độ khí độc trong ao và tăng oxy
Xử lý NH3 trong ao nuôi tôm bằng biện pháp sinh học
Biện pháp sinh học được xem là những biện pháp an toàn và dễ thực hiện nhất. Bà con sẽ tiến hành sử dụng men vi sinh cho tôm để xử lý khí độc trong ao. Để việc xử lý được hiệu quả, nên lựa chọn những loại vi sinh có chứa 2 chủng Nitrosomonas và Nitrobacter. Lưu ý nên bổ sung và áp dụng biện pháp vi sinh ngay từ đầu vụ để nuôi cấy sẵn mật độ 2 chủng này đủ lớn trong ao, sẵn sàng cho quá trình xử lý nếu xuất hiện NH3.
Xử lý NH3 trong ao nuôi tôm bằng biện pháp hoá học
Biện pháp hoá học là biện pháp được khuyến cao sử dụng khi có sự am hiểu rõ và vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro:
- Sử dụng Yucca hoặc Zeolite để hấp thụ NH4/NH3 trong nước. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ hấp thụ được lượng NH4/NH3 có mặt trong nước, trong khi lượng amonia sinh ra liên tục và mỗi ngày do quá trình phân hủy thức ăn thừa, phân tôm thải ra mỗi ngày.
- Sử dụng oxy già để tạt xuống ao. Cơ chế hoạt động của phương pháp này là là để tăng cường oxy, để oxy hóa và chuyển hóa NH4 → NO2 → NO3 làm giảm độc cấp tính của amonia. Đây cũng là phương pháp khả thi thường được bà con áp dụng, đồng thời bà con nên bổ sung 2 chủng Nitrosomonas và Nitrobacter để quá trình diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Bên cạnh những phương pháp trên, cần có phương án để giữ cho độ pH trong ao hồ luôn ở trạng thái cân bằng để tránh tạo điều kiện cho NH3 gia tăng trong hồ. Phương pháp để cân bằng và điều chỉnh pH trong ao nuôi tôm được chia sẻ trong bài Cách điều chỉnh độ pH trong ao nuôi tôm.